Đau họng, sốt, ho, coi chừng bệnh bạch hầu!
Có thể bạn quan tâm:
Dịch không bùng phát theo mùa rõ rệt
Theo GS.TS.BS. Nguyễn Thanh Bảo, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ 1 - 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn, khả năng miễn dịch thấp sẽ dễ bị bệnh hơn.
Dịch bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ bị lây nhiễm. Vi khuẩn bạch hầu thường gặp nhất ở bệnh viêm họng. Viêm họng tạo màng giả trong vòm họng. Người bệnh khi ho hắt hơi thì vi khuẩn sẽ phát tán ra chung quanh theo đường không khí hoặc tiếp xúc qua da khi bị trầy xước dẫn đến lây lan vi khuẩn bạch hầu.
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác,vi khuẩn bạch cầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi dobị ngọng thanh quản.
GS. Nguyễn Thanh Bảo khuyến cáo, cách phòng bệnh thì trẻ nên được chích ngừa 3 lần khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau 1 tháng, sau đó 1 năm sau thì chích nhắc lại và sau 5 năm thì chích nhắc lại một lần nữa. Khi bị viêm họng thì nên đi khám liền. Nếu khi khám phát hiện thấy màng giả màu trắng ở vòm họng thì người bệnh nên chích ngừa kháng độc tố điều trị để ngăn ngừa biến chứng.
Đối với bệnh bạch hầu thì sau khi phát hiện bệnh, để ngừa các triệu chứng độc tố của vi khuẩn thì người bệnh sẽ được chích ngừa kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tố tác động lên tim, thận và các hệ thần kinh khác. Sau đó người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh như Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin, … Nhưng Penicilin thường được dùng nhất.
Nguyễn Huyền
Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Tin liên quan
- Vaccine ComBE Five khác gì với Quinvaxem? (05/11)
- Không tiêm vắc xin Combe Five trong những trường hợp nào? (05/11)
- Những điều cần biết về vắc xin ComBE Five (05/11)
- Biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu (12/09)
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu (12/09)
- Chế độ ăn uống để hồi phục sức khoẻ cho người mắc bệnh thương hàn (01/08)
- Nên tiêm bao nhiêu mũi vắc xin một lần? (16/07)
- 4 lầm tưởng thường gặp về tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ (12/07)
- Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC (11/07)
- Hướng dẫn theo dõi sau tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (09/07)