Nên tiêm bao nhiêu mũi vắc xin một lần?
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm một hay nhiều mũi vắc xin cùng lúc?
Trả lời câu hỏi có nên tiêm nhiều mũi một lần, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã phân tích theo cách rất dễ hiểu để các bà mẹ nuôi con nhỏ được hiểu hơn về việc có nên cho con chích nhiều mũi một lần hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ Khanh khuyến cáo, việc tiêm đúng lịch giúp trẻ được phòng bệnh sớm, tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở độ tuổi nhỏ sẽ gây nhiều biến chứng khó lường. Một số nước tiên tiến họ tiêm nhiều mũi một lần để tiện lợi trong mũi tiêm và đi lại. Việc thế giới nghiên cứu phối hợp nhiều vắc xin trong một mũi cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người dân.
Bác sĩ chuyên khoa đang khám sàng lọc trước tiêm cho hai bé sinh đôi
Liên quan đến câu hỏi cụ thể được các bà mẹ thắc mắc: cùng lúc tiêm vắc xin ngừa bệnh “6 trong 1” (hoặc vắc xin “5 trong 1”), vắc xin phế cầu, vắc xin ngừa tiêu chảy có được không và có làm tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm hay không? Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết với trẻ 2 tháng tuổi có thể cùng lúc tiêm vắc xin ngừa bệnh “6 trong 1” (hoặc vắc xin “5 trong 1”), vắc xin phế cầu, vắc xin ngừa tiêu chảy. Theo bác sĩ Pha, nhiều tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ, ngay cả trong chương trình TCMR Quốc gia Việt Nam đều khuyến khích tiêm vắc xin phòng bệnh phù hợp với từng lứa tuổi với nhiều loại vắc xin cùng lúc, thậm chí là không giới hạn mũi tiêm cùng lúc. Tuy nhiên, việc chỉ định tiêm bao nhiêu loại vắc xin kết hợp phải phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng của người đi tiêm. Một nghiên cứu khá thú vị cho rằng nếu tiêm 11 loại vắc xin phòng bệnh cùng lúc thì cơ thể chỉ mới sử dụng 0,1% hệ miễn dịch. Việc phản ứng sau tiêm bao gồm nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cơ địa của người được tiêm, không phụ thuộc vào việc tiêm bao nhiêu mũi.
Chuyên viên y tế cung cấp những thông tin liên quan đến vắc xin cho mẹ trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho bé
Do đó, dù tiêm một hay nhiều mũi, phụ huynh cần theo dõi con liên tục 48 giờ đầu sau tiêm, nếu trẻ có gì bất thường thì nên đưa ngay vào cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. Vì bất cứ một loại vắc xin nào cũng có một tỉ lệ phản ứng nhất định.
Tính Nguyễn
Theo Báo Thanh Niên
Tin liên quan
- Vaccine ComBE Five khác gì với Quinvaxem? (05/11)
- Không tiêm vắc xin Combe Five trong những trường hợp nào? (05/11)
- Những điều cần biết về vắc xin ComBE Five (05/11)
- Đau họng, sốt, ho, coi chừng bệnh bạch hầu! (12/09)
- Biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu (12/09)
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu (12/09)
- Chế độ ăn uống để hồi phục sức khoẻ cho người mắc bệnh thương hàn (01/08)
- 4 lầm tưởng thường gặp về tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ (12/07)
- Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC (11/07)
- Hướng dẫn theo dõi sau tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (09/07)