Hỏi đáp
Câu hỏi liên quan
Có cần dùng viên vitamin tổng hợp?
Con tôi mới sinh được gần 2 tháng tuổi, mấy ngày nay vì trời oi bức quá nên tôi phải cho cháu...
Tôi là giáo viên mầm non, thường xuyên gặp các cháu bị chứng khó tiêu. Vậy tôi...
Tôi bị ho, sốt, tức ngực khó thở. Tôi đã đi khám và chụp Xquang, bác sĩ kết luận bị...
Tôi năm nay 47 tuổi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, tôi rất thường hay bị ho. Mỗi lần như vậy, tôi thường...
Con tôi 6 tuổi, từ bé cháu rất hay bị táo bón. Tôi đã dùng nhiều loại thực phẩm chức...
Tôi từng nghe nói vitamin D có thể giúp phòng ngừa còi xương ở trẻ và loãng xương ở...
Tôi 39 tuổi, có bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm. Gần đây sau một lần bị cảm nắng, tôi bị viêm...
Cứ vào mùa hè là em lại bị rôm sảy khiến cho ngứa ngáy khó chịu. Điều quan trọng cứ bị...
Chào Bác sĩ! Cho em hỏi cho thuốc kháng sinh, kháng viêm vào cháo rồi cho trẻ ăn được...
Con tôi 13 tháng, đã mọc được khoảng 8 răng, tuy nhiên, vùng lợi của cháu hay bị sưng, đỏ, khiến cháu quấy khóc và lười ăn. Xin hỏi, con tôi mắc bệnh gì và cách điều trị thế nào?
Theo thư bạn miêu tả, có thể con bạn bị viêm nướu răng. Trẻ nhỏ dễ bị viêm nướu là vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, răng sữa yếu là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nướu tấn công trẻ. Nếu không điều trị sớm, răng của bé có thể lung lay, rụng và gây ra những bệnh răng miệng nghiêm trọng như viêm răng, viêm lợi.
Nguyên nhân gây viêm nướu chính là các mảng bám hình thành trên răng. Do thấy trẻ còn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng bé chưa nhất thiết phải vệ sinh răng miệng hàng ngày như người lớn hoặc không được vệ sinh răng miệng đúng cách, khiến vi khuẩn dồn trú trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng. Vi khuẩn tấn công làm các mô răng bị tổn thương, đóng mủ gây viêm nướu.
Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám, được kê đúng toa thuốc uống, thuốc thoa nướu để xoa dịu tình trạng sưng, đau. Khi nướu hết viêm, con bạn sẽ không quấy khóc và ăn uống trở lại bình thường.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, cần làm sạch lợi, lưỡi, răng ngay từ khi bé còn nhỏ bằng gạc mềm với thuốc rơ lưỡi, miệng. Trong giai đoạn 1-2 tuổi, bạn giúp bé chà răng bằng bàn chải với nước muối pha loãng. Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể tự chải răng với kem đánh răng trẻ em. Nên đưa con đi khám nha khoa định kỳ 2-3 lần/năm để kiểm tra các vấn đề răng miệng.